– Sau đây là 1 số rêu hại mà ta có thể nhận biết được và cách khắc phục rêu hại trong hồ thủy sinh:
Ta có 13 loại rêu-tảo hại và cách phòng trừ:
1/Black Brush/Beard (Rhodophyta) – Rêu chùm đen
Nguyên nhân
– Dư lượng: N, P, Fe
– Hoặc do PH thấp
Cách diệt
– Tăng CO2
– Dùng dung dịch Excel hoặc Oxi già, lấy ống tiêm chứa dung dịch bơm trực tiếp vào chỗ bị rêu hại.
– Thủ công gỡ bỏ bằng tay.
– Thay nước
– Cá bút chì, tép Yamato cũng giúp giảm rêu hại.
2/Brown Algae – tảo nâu(Diatoms)
Nguyên nhân
– Dư dinh dưỡng
– Có thể do dùng đèn không đúng, hay chất lượng đèn đã giảm.
Cách diệt
– Thay đèn, xem lại cách chiếu sáng đã phù hợp chưa.
– Thay nước liên tục mỗi lần khoảng 30-50% tới khi hết
– Cá otto rất hữu ích trong trường hợp này.
3/Blue Green – Tảo lam(Cyanobacteria)
Nguyên nhân
– Nitrat thấp
– Cho thức ăn quá nhiều-
– Bóng đèn cũ, không chuyên dụng
– Dòng lưu chuyển nước kém, lọc yếu.
Cách diệt
– Bổ sung Nitrat
– Tăng mật độ cây trồng
– Trùm mền (tắt đèn)
– Dùng dung dịch Excel hoặc Oxi già, lấy ống tiêm chứa dung dịch bơm trực tiếp vào chỗ bị rêu hại.
– Các hhiệu quả nhất trị loại rêu này là dùng thuốc kháng sinh liều nhẹ, loại có chứa chất erythromycin
4/Cladophora – Tảo bóng
Nguyên nhân
– Tuy trong danh sách rêu hại, nhưng đôi khi chúng cũng được coi là rêu cảnh vì chúng tương tự và có họ gần với moss ball.
– Chúng xuất hiện chứng tỏ hồ bạn đang thật sự ổn định .
Cách diệt
– Gỡ bằng tay hay bàn chải.
– Dùng Excel hay Oxi già
– Khi không cần thì cứ để chúng hiện hữu.
– Khó diệt 100% nếu bạn không muốn hồ bạn mất cân bằng
5/Fuzz Algae – Tảo lông
Nguyên nhân
– Mất cân bằng về dinh dưỡng. Hoặc thiếu dinh dưỡng
– Thiếu CO2
Cách diệt
– Thay nước, kiểm soát lại dinh dưỡng.
– Châm phân nước, phân nhét.
– Tăng CO2
– Nuôi bút chì, otto.
6/Green Dust Algae – Tảo bụi xanh(GDA)
Nguyên nhân
– Chưa xác định chính xác, tuy nhiên có thể do ánh sáng thiên nhiên chiếu vào hồ.
Cách diệt
– Thường là tự hết
– Loại bỏ bằng thủ công, cạo mặt kính bằng dụng cụ.
– Nuôi ốc Nerite
7/Green Spot – Tảo đốm xanh (Choleochaete orbicularis)
Nguyên nhân
– Thấp P
– Lọc yếu hay dòng chảy yếu.
Cách diệt
– Tăng P
– Tăng dòng chảy
– Thủ công cạo tay
– Nuôi ốc Nerite
8/Green Water – Tảo lục (Euglaena)
Nguyên nhân
– Dư dinh dưỡng
– Vi sinh chưa ổn
– Dùng hóa chất làm chết hệ vi sinh của hồ
Cách diệt
– Thay nước nhiều lần, nhiều ngày liền
– Châm vi sinh
– Dùng đèn UV
– Tắt đèn
– Một cách khác là dùng những cây có khả năng hấp thụ cao để hút dinh dưỡng.
9/Hair/Thread Algae Tảo tóc xanh
Nguyên nhân
– Dư sắt
Cách diệt
– Thay nước
– Gỡ bằng tay
– Một số cá ăn lọai này: mún, chép cảnh, cá hun nhau, cá ro cảnh
10/Staghorn (Compsopogon sp.) – cây bắt mồi – Tảo sừng hưu
Nguyên nhân
– CO2 thấp
– Mất cân bằng dinh dưỡng
Cách diệt
– Tăng CO2
– Thay nước
– Gỡ thủ công bằng tay
– Có thể dùng chất xử lý nước như Clor nồng độ 1:20 (chưa rõ ý 1:20 là sao)
11/Oedogonium – tảo tóc
Nguyên nhân
– Dinh dưỡng kém
– Thiếu CO2
Cách diệt
– Châm phân nước, phân nhét
– Tăng CO2
– Excel giúp ích trong trường hợp này
– Nuôi tép Yamato, cá otto
12/Rhizoclonium – rêu nhớt
Nguyên nhân
– Thiếu Co2
– Không vệ sinh
– Thiếu dinh dưỡng
– Dòng lưu chuyển nước kém
Cách diệt
– Tăng Co2, dinh dưỡng
– Vệ sinh thủ công bằng tay
– Tép Yamato ăn loại này
13/Spirogyra – Tảo cước
Nguyên nhân
– Dư sáng
– Dư dinh dưỡng
– Thường có khoảng 2 tuần sau khi làm hồ do chu trình chuyển hóa Nitrozen chưa tốt
Cách diệt
-Tắt đèn
– Tắt Co2
– Lấy thủ công bằng tay
– Excel cũng giúp ích trong trường hợp này
Lưu ý về cách khắc phục rêu hại:
+ Trên thực tế 1 số loài rêu hại ta có thể dùng những sinh vật sống để trị và phòng ngừa. Nhưng ta phải dùng đúng loài và thả số lượng phù hợp với kích thước hồ cá bị nhiễm như vậy mới đạt được kết quả cao.
+ Thật sự rêu hại trong hồ thủy sinh không quá khó trị nếu ta khắc phục và trị nó ngay từ lúc ban đầu khắc phục. Đúng như nghĩa phòng ngừa còn hơn trị bệnh.