Hướng Dẫn & Tin Tức

Cách Cột Rêu và Dương xỉ Lên Gỗ Lũa

Cách cột rêu, dương sĩ lên gỗ lũa thủy sinh. Lý thuyết và cách thực hiện chi tiết trên lũy thủy sinh
Rêu và dương xỉ trong tự nhiên thường sinh trưởng trên gỗ như các bạn hay bắt gặp trong các dòng suối. Chúng gợi cho tôi cảm giác 1 khoảng thời gian dài đã trôi qua, 1 cái gì đó chưa hoàn thiện, khiêm nhường như triết lý của phật giáo. Trong hồ thuỷ sinh rêu thường mọc bám trên gỗ nhằm tạo nên dáng vẻ thiên nhiên hoang dã. 
Để buộc được những cây thuỷ sinh này, trước tiên tôi sắp đặt gỗ trong hồ, sau đó mới quyết định buộc cây vào chỗ nào. Nếu bạn muốn buộc rêu trên toàn bộ cây gỗ, bạn có thể tiến hành buộc ngay. Nhưng nếu muốn buộc trên từng phần cây gỗ, bạn nên sắp đặt gỗ vào hồ trước, vị trí buộc rêu sẽ được quyết định trong khi nhìn tổng thể.
Để xác định vị trí buộc rêu, tôi thường buộc chúng vào các điểm nhấn trong hồ như đỉnh cây gỗ và những vị trí ngang cành của cây gỗ. Tất nhiên cũng phụ thuộc vào từng cây gỗ, tôi buộc phủ lên những chỗ trông không được tự nhiên ví như đầu các vết cắt. 
Khi đã xác định xong vị trí, tôi trải mỏng rêu và quấn chặt chúng bằng sợi dây cước. (Điểm cần lưu ý khi buộc những cây thuộc họ dương xỉ là cắt tỉa tối đa các lá già trước khi buộc chúng vào gỗ. Các lá già thường khó thích nghi với môi trường mới và chỉ tạo điều kiện cho tảo sinh trưởng. Lá non của cây dương sỉ có màu sáng, ta nên giữ chúng lại và chỉ tỉa đi các lá già. Trong trường hợp ta chỉ buộc những cây thân rễ lên gỗ, làm như vậy các lá non của dương xỉ sẽ sớm thích nghi và phát triển tốt trong môi trường hồ mới. 

1. một phần cành lũa đẹp 

2. Cột rêu trên gỗ lũa.


3. Quấn dương xỉ vào gỗ lũa 

4. Cố định cây thân rễ lên gỗ lũa bằng cách uốn rễ dọc theo cây gỗ, và dùng dây cước mỏng cột vào phần rễ.

- Khi bạn mua gỗ lũa, bạn thường phải lựa chọn giữa nhiều cây khác nhau, điểm quan trọng nhất là kích cỡ. Nếu bạn đang sử dụng máng đèn treo, cây lũa có vươn khỏi mặt nước cũng không sao. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn sắp đặt cây thuỷ sinh, nếu gỗ lũa không vừa vặn với hồ thì hơi bất tiện. Điều quan trọng tiếp theo là số lượng gỗ và sự hài hoà. Khi kết hợp nhiều cành lũa với nhau, điều quan trọng là lựa chọn chúng nhằm đạt được sự hài hoà tổng thể. Nếu sử dụng nhiều cành lũa quá ta sẽ không còn đủ chỗ để trồng cây nữa. Tuy nhiên, điều bạn cần chú ý nhất khi chọn lũa là dáng vẻ của các đầu. Một vài cành lũa có các vết cắt ở 1 đầu, nếu chọn cành có các đầu mang dáng tự nhiên, tự chúng sẽ toát lên cảm giác thiên nhiên rồi. 


Câu 3: Xử lý ra sao khi tảo phát triển trên thân gỗ lũa? 


Tôi thường dùng loại lũa có nhiều cành như Lim và Linh Sam không buộc cây lên, phô ra bề mặt cây gỗ nhằm tận dụng được các đường vân và thớ của cây. Theo cách này, những mảng sẫm của lũa sẽ kết hợp chặt chẽ với hồ và khắc hoạ rõ ràng bố cục tổng thể. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là tảo có xu hướng phát triển trên bề mặt lũa mạnh hơn trên cây thuỷ sinh. Dù cho chúng ta thả vào hồ 1 số loài ăn tảo như tép Yamato hay cá chuột cũng không hiệu quả với 1 số loại tảo. Loài tảo xanh thường phủ 1 lớp mỏng trên bề mặt lũa, còn tảo lông đen thì cũng phát triển mạnh trên lũa. Đối với các loại tảo trên, thì bạn phải thả thêm 1 số loài cá vệ sinh khác mới trị được.