Cá hột lựu
Cá hột lựu hay còn gọi là cá mún. Thân hình nhỏ và hiền lành nên cá hột lựu được nhiều người thủy sinh ưu thích, cá hột lựu dễ đẻ và màu sắc nổi bật là dòng cá thủy sinh ưu chuộng
Cá hột lựu có tên việt nam mún là một loài cá cảnh trong hồ thủy sinh, sinh sản nhanh, tính hiền lành, thân thiện sống thành từng đàn.đặc biệt cá hột lựu còn là cá ăn rêu hại như rêu tóc tảo xanh rêu đen v.v.v Cá hột lựu là loài cá rất đẹp nhiều màu sắc và tương đối cá dễ nuôi nên được nhiều người yêu thích. Cá hột lựu là loài cá rất có ích trong hồ thủy sinh.
Đặc điểm cơ bản của cá hột lựu
– Hình dáng: cá hột lựu có cơ thể thon dài và dẹp bên, hai vây bụng chia làm hai tia rất dài dạng sợi. Vây lưng nằm trên một nền cong ở phía lưng. Vây hậu môn thì ngược lại nằm trên một phần trước của bụng. vây đuôi sẽ ra hình như cây quạt. con đực phát triển vây lưng vây hậu môn nhiêu hơn con cái.
– Phân loại: rất đa dạng
– Kích thước: lớn nhất 5cm
– Màu sắc: chủ yếu là đỏ, vàng.
– Điều kiện sống: độ pH nước 6.0 – 7.0, nhiệt độ 25 – 30oC.
– Thức ăn : Cá hột lựu ăn cám, rêu tóc, rêu đen
– Cộng đồng:Cá hột lựu rât hiền sống chung với các loài cá khác
– Sinh sản: đẻ con, độ pH cần đẻ là 4.5 – 5.5
– Giới tính:Cá hột lựu mái thường bé hơn cá đực, và cái bụng cá cái rât to, cá đực cá vây lưng và vây hậu môn dài hơn cá mái
– Bể: Nuôi ở hồ thủy sinh cá hột lựu rất khỏe
– Quan hệ: Sống hòa bình với nhiều loại cá khác
Các lưu ý về cá hột lựu
Cá hột lựu rất khỏe trong hồ thủy sinh, khi cá đã khỏe thì sống rất dai
Cá hột lựu là loài ăn rêu hại, rất háo ăn nếu bỏ đói thường xuyên sẽ ăn luôn cả rêu có lợi
Cá hột lựu đa số bơi tần giữa đến trên mặt nước
Cá hột lựu dễ bị bệnh nấm trắng do đó phải vệ sinh hồ thủy sinh thường xuyên.
Cá hột lựu hay nhảy ra khỏi hồ nếu môi trường nước không phù hợp.