Cá cánh buồm
Cá cánh buồm còn gọi là Hắc Quần một loài cá cảnh trong hồ thủy sinh. Cá cánh buồm dễ nuôi hiền lành và tuổi thọ cao được nhiều cư dân thủy sinh yêu thích.
Cá cánh buồm có tên khoa học là Gymnocorymbus Ternetzi, hay ngườ việt nam còn gọi là Hắc Quần là một loài cá cảnh trong hồ thủy sinh, sinh sản nhanh, tính hiền lành, thân thiện sống thành từng đàn.đặc biệt Cá cánh buồm là loài cá dễ nuôi, thích hợp nuôi cho môi trường thủy sinh. Và có tuổi thọ tương đối cao trong các loài cá nuôi trong hồ thủy sinh.
Đặc điểm cơ bản của cá cánh buồm
– Hình dáng: Thân cá hình oval, một nửa phía sau cùng với vây hậu môn, vây lưng,… đều màu đen trừ phần đuôi của chúng là trong suốt
– Kích thước: khoãng 5 cm – 7 cm
– Màu sắc: màu đen ánh bạc
– Điều kiện sống: Độ pH trong hồ nên ổn định từ 6.0-7.5
– Thức ăn : Cá cánh buồm ăn cám
– Cộng đồng: Cá cánh buồm rât hiền sống chung với các loài cá khác
– Sinh sản: Để có thể ép đẻ, nên thả ít nhất 3 cặp cá để chúng bắt cặp, nhưng điều kiện cá mái phái có trứng (có thể nhận biết bằng cách tắt đèn và dùng đèn pin rọi từ phía sau mình cá), hồ ép đẻ nên khoảng 50x40x40 và phía dưới đặt một tấm lưới inox cách đáy hồ khoảng 2cm. Sau 2 ngày, khi thấy bụng cá cánh buồm mái xẹp và có những hạt li ti màu vàng vàng ở dưới đáy hồ thì bắt hết cá ra, sau khoảng 1-2 ngày sau, cá con mới nở. Cho cá cánh buồm con ăn bobo, Artemia,… Sau 6 tháng là cá con đã thành thục sinh dục và có thể cho ép đẻ tiếp.
– Giới tính:cá cánh buồm trống có vây dài, thân cá thon thả, màu đen trên mình hiện rõ, ở vây lưng cá có những hạt đen lấm chấm, vây hâu môn rộng bản hơn cá mái.Cá mái có vây ngắn hơn cá đực, màu sắc nhạt hơn, thân hình cá tròn trịa, đầy đặn.
– Bể: Nuôi ở hồ thủy sinh cá cánh buồm rất khỏe
– Quan hệ: Đây là loại cá hiền lành, thân thiện, có thể nuôi chung với neon, ông tiên, cá đĩa,… Để màu sắc của chúng trở nên nổi bật và đẹp hơn, nên nuôi loài cá này thành đàn 6 con trở lên.
Các lưu ý về cá cánh buồm
Cá cánh buồm rất khỏe trong hồ thủy sinh, khi cá đã khỏe thì sống rất dai
Cá cánh buồm đa số bơi tần giữa và đáy
Cá cánh buồm dễ bị bệnh nấm trắng do đó phải vệ sinh hồ thủy sinh thường xuyên.
Cá cánh buồm hiện nay do du cầu của người chơi thích cá cánh buồm có nhiều màu sắc hơn nên người ta tạo thêm màu vào con cá nên cho ra nhiều loại màu trên thân của cá .