Hướng Dẫn & Tin Tức

Những Điều Cần Biết Khi Thiết Kế Mới Hồ Thủy Sinh

- Khi các bạn muốn thiết kế 1 hồ cá thủy sinh. Sau khi thiết kế hoặc trong quá trình thiết kế xảy ra thường gặp phải 1 số vấn đề thắc mắc mà các bạn không biết phải xử lý ra sao? Thì đây các bạn hãy tham khảo xem thử nhé!
- Khi thiết kế hồ thủy sinh, những người mới chơi thường gặp 1 số tình trạng hồ không như ý và luôn muốn tìm ra nguyên do để khắc phục.
- Sau đây chúng tôi xin trình bày rõ 1 số tình trạng hồ khó khăn mà các bạn hay gặp phải:

1. Hồ Thủy Sinh Bị Đục Nước Kéo Dài Nhiều Ngày:

- Hồ thủy sinh theo đúng thì chỉ cần vài tiếng sau khi làm xong toàn bộ cảnh hồ sẽ thì nước sẽ trong. Nhưng có những lúc hồ chỉ trong được 1 ngày đầu rồi nước bị đục.
+ Lý Do:
- Hồ thủy sinh ban đầu là hồ được làm từ những nguyên liệu mới 100% do đó hồ thủy sinh không có được hệ vi sinh tự nhiên được (Vi Sinh gọi từ gọi tắc của hệ thống lọc vi khuẩn tạo hệ tự nhiên cho hồ cá). Khi không có hệ vi sinh này thì hồ cá bạn sẽ không có được sự sống nên nước bạn không thể trong khi không có vi sinh.

+ Cách trị:
* Mua Vi Sinh Nhân Tạo châm vào nước sau khi thiết kế xong hồ thủy sinh. Bỏ vào hộp lọc Sứ Lọc (Sứ Lọc là vật liệu lọc dành cho hệ vi sinh hồ cá).
Lưu Ý: Nếu Hồ bạn nước lúc trong nhưng qua vài giờ thì nước lại đục thì hệ vi sinh trong hồ bạn đang bị chết vì chưa thích nghi được với nước hồ cá bạn.
* Cách trị rất đơn giản: Mỗi ngày thay nước 1 lần, mỗi là thay 50%. Không dùng Men vi sinh (Dạng bột), chuyển sang dùng dạng nước "Vi Sinh Nước" theo đúng liều lượng chỉ định hoặc ít hơn (tuyệt đối không được nhiều hơn). Nhưng vậy khoảng 3-4 ngày là hồ thủy sinh bạn nước sẽ trong thôi.

 2. Lá Cây Rụng Dần Sau Khi Thiết Kế Hồ Thủy Sinh:


- Về chuyện lá cây bị rụng sẽ là rất bình thường nếu chỉ là số lượng ít, do 1 số cây ban đầu không hợp khi ta trồng trong hồ thì sẽ có tình trạng lá rụng xãy ra. Bạn cứ bình tỉnh lấy vợt vớt bỏ hết chúng khi chúng nỗi trên mặt hồ là được.

- Nếu cây bạn có hiện trạng rụng lá số lượng lớn & gốc cây bị úng hư với số lượng. (thường chỉ xãy ra với cùng 1 loại cây). thì có lẽ hồ bạn đã bị thiếu ánh sáng.
+ Vấn đề ánh sáng thì rất là quan trọng trong hồ thủy sinh. Khi ánh sáng không đủ thì áng sáng sẽ không thể chiếu sáng được xuống góc cây thủy sinh. Từ đó gốc cây thủy sinh bị thiếu sáng sẽ tự loại dần bằng cách rụng lá dần ở phía gốc lên và nếu lượng ánh sáng mà yếu hơn nữa thì cây thủy sinh sẽ chết và bị úng thúi dần từ gốc lên.
Cách Trị: Tăng lượng ánh sáng vào hồ, chọn loại cây thủy sinh dễ trồng cần ít ánh sáng.

3. PH nước khi nuôi cá và Tép trong hồ thủy sinh:


- PH nước là gi?

     * PH nước là độ axit và Bazo của nước.
- PH có ảnh hưởng gì đến sinh vật sống trong hồ cá?
     * PH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của sinh vật như Cá và Tép rất nghiêm trọng.
- PH Đo Như Thế Nào?
     * Chúng ta có thể đo PH nước bằng Giấy Quỳ hoặc dung dịch và mày đo PH (Khuyến cáo khuyên dùng Dung Dịch hoặc máy đo sẽ có kết quả chính xát hơn).
- PH Nước Nằm ở Thang Độ Nào Thỉ Tốt?
     * PH tốt nhất cho sự sống của tất cả cá sinh vật sống trong nước nằm ở thang độ 6 và 6,5 (Lưu ý: Cũng có 1 số ngoại lệ tủy thuộc loài).
- PH Có Ảnh Hưởng Đến Cây Thủy Sinh?
     * PH không ảnh hưởng trực tiếp đến cây thủy sinh, nhưng về lâu dài thì sẽ có ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của cây thủy sinh.

+ Cách Khắc Phục khi PH nước không nằm trong thang chuẩn:
* Nếu PH hồ thấp hơn mức 5 => Bỏ ít san hô vụn vào bộ lọc nước hồ, và chờ PH nước tăng từ từ từng ngày... nếu bạn muốn nhanh hơn có thể dùng hóa chất.
* Nếu PH hồ cao hơn mức 7,5 => Vui lòng thay nước ngay lập tức... tăng thêm lượng CO2 trong hồ thủy sinh.
* Nếu Hồ bạn nằm trong mức 5,5 và 7 thì rất bình thường không sao đâu bạn. Tuy chưa tốt nhưng không ảnh hưởng nhiều đến cá bạn đâu.

4. Bình CO2, Khí CO2


- Rất nhiều bạn thắc mắc rằng khi hồ cá không có CO2 thì có trồng được cây thủy sinh hay ko?
+ Để hiểu rõ vấn đề này thì bạn nên biết CO2 có tác dụng gì đối với cây thủy sinh?
* theo chúng ta biết khi cây quan hợp hút khí CO2 và thải ra Oxy, cây thủy sinh cũng như vậy... chúng hút lấy khí CO2 trong nước và thải ra Oxy trong nước luôn.
* Vậy cây thủy sinh cũng như cây trên cạn chúng đều hút lấy khí CO2 và thải ra khí Oxy khi cây quang hợp.
=> CO2 chính là nguyên tố chính để cây thủy sinh quang hợp, và đó cũng là 1 phần điều kiện thiết yếu để cây phát triển tốt.
Kết luận:
 + Đơn giản thì ta cứ coi là CO2 như 1 kích thích tố làm cho cây tăng khả năng hấp thu năng lượng từ đó phát triển hết công suât của chúng.
+ Trong nguồn nước bình thường lượng khí oxy và cò đều có ở trong nước và chúng được hòa lẫn vào trong nước, nhưng để đáp ứng được hết toàn bộ cây thủy sinh trong hồ thì lượng CO2 như thế không đủ. Nên chúng không thể phát triển hết mức được.
=> Bình khí Co2 không phải nhất thiết là phải có trong hồ thủy sinh, nó không gây ảnh hưởng đến sự sống của cây (Mà sự sống của cây dựa vào đất dinh dưỡng và ánh sáng). Khi không có bình CO2 cây thủy sinh vẫn sống nhưng vẽ đẹp sẽ không thể so với cây thủy sinh ở hồ có CO2 được. (Vì co2 là chất kích thích mà ^^!)

5. Vấn Đề Về Ánh Sáng:


- Ánh sáng là 1 phần rất quan trọng với đời sống thủy sinh. Ánh sáng hồ thủy sinh tạo nên môi trường tự nhiên, làm các vi khuẩn có lợi sinh sôi, làm môi trường trở nên sống. (Khi không có ánh sáng thì môi trường thủy sinh sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn).

- Tùy theo diện tích hồ mà ánh sáng ta cung cấp hồ sẽ khác nhau.
+ Hồ 30x20x25   = 11w bóng đèn trở lên.
+ Hồ 40x25x30   = 18w bóng đèn trờ lên.
+ Hồ 50x28x30   = 22w bóng đèn trở lên.
+ Hồ 60x30x32   = 30w bóng đèn trở lên.
+ Hồ 80x40x45   = 40w bóng đèn trở lên.
+ Hồ 100x40x52 = 60w bóng đèn trở lên.
+ Hồ 120x50x55 = 80w bóng đèn trở lên.
=> Đây chỉ là phần liệt kê tính toán sơ bộ cho số W của bóng đèn để có mức tối thiểu chiếu sáng cho hồ thủy sinh. (ta nên cung cấp từ mức đó trở lên thì sẽ tốt hơn).