Hướng Dẫn & Tin Tức

Ánh Sáng Cho Hồ Thủy Sinh

Cách thức thiết kế ánh sáng phù hợp cho bể thủy sinh. Lý thuyết và cách thực hiện
Chiếu sáng trong hồ thủy sinh

Chúng ta đều biết rằng cây sử dụng ánh sáng để quang hợp – một quá trình sống còn cho phép chúng tạo ra năng lượng (tức thức ăn) dự trữ cho chính mình. Nếu không đủ ánh sáng, quá trình quang hợp sẽ bị ảnh hưởng và sức khỏe của cây bị suy giảm. Việc cung cấp nguồn sáng đầy đủ, kết hợp với những điều kiện thích hợp về môi trường, sẽ đảm bảo rằng cây có thể quang hợp ở mức độ tối ưu và phát triển mạnh khỏe. Thông thường, đa số hồ cảnh chỉ có một bóng đèn huỳnh quang, nhưng không may, điều này chưa đáp ứng đủ nhu cầu chiếu sáng đối với nhiều loài cây thủy sinh. Nhìn chung, việc chiếu sáng phù hợp là một vấn đề mà rất nhiều cây thủy sinh cần đến. Để cung cấp một nguồn chiếu sáng phù hợp, điều quan trọng là phải hiểu làm thế nào mà cây thủy sinh hấp thu ánh sáng ngoài tự nhiên và nguồn sáng chất lượng bao gồm những gì.

Các thành phần của ánh sáng
Ánh sáng khả kiến chỉ chiếm một vùng nhỏ trong quang phổ trường điện từ, bao gồm sóng vô tuyến, vi sóng và tia X. Ánh sáng trắng bao gồm những bước sóng khác nhau, mỗi bước sóng tương ứng với một màu nhất định. Điều này được thể hiện qua màu sắc của cầu vồng, vốn được tạo ra nhờ hơi nước phân tách ánh sánh mặt trời thành nhiều bước sóng khác nhau và do đó, tạo ra các màu sắc khác nhau. Bước sóng ánh sáng thường được đo bằng nano mét (nm) – tức một phần tỷ của mét. Ánh sáng mà mắt người nhìn thấy được có tầm từ 380 đến 700 nm và được gọi là phổ ánh sáng khả kiến. Ở đầu sóng “ngắn” của phổ ánh sáng khả kiến là tia cực tím (UV) với bước sóng từ 300 đến 350 nm và ở đầu sóng “dài” là tia hồng ngoại (700-750 nm). Các nguồn sáng khác nhau tạo ra các phổ ánh sáng khác nhau tùy vào bước sóng cực đại phát ra. Lấy ví dụ, nguồn sáng xanh dương tạo ra nhiều ánh sáng ở đầu sóng ngắn (400-500 nm) của phổ ánh sáng, trong khi nguồn sáng đỏ lại tạo ra nhiều ánh sáng ở đầu sóng dài (650-700 nm) của phổ ánh sáng. 




Nhiều cây thủy sinh cần chiếu sáng mạnh mặc dù chỉ một phần nhỏ ánh sáng được hấp thu trong quá trình quang hợp. Những vùng xanh dương và đỏ trong quang phổ là hữu dụng nhất.

Màu của các vật thể mà chúng ta nhìn thấy chính là màu của ánh sáng phản xạ từ các vật thể đó; những màu còn lại trong phổ bị hấp thu hết. Đấy là lý do tại sao nước biển lại có màu xanh dương – bởi vì màu xanh dương chứa nhiều năng lượng và ít bị nước hấp thu.

Cây chỉ hấp thu một phần ánh sáng mà chúng nhận được, tập trung vào một dải đặc biệt trên phổ ánh sáng và chỉ sử dụng những bước sóng nhất định, thường là những bước sóng sẵn có nhất. Khi ánh sáng chiếu qua nước, cường độ của nó bị suy giảm nhưng một số vùng của quang phổ lại xuyên qua một cách dễ dàng hơn. Bước sóng ngắn chứa nhiều “năng lượng” hơn là bước sóng dài và sóng càng mạnh thì càng đi xuyên qua nước một cách nhanh chóng. Sóng ít năng lượng hơn đi xuyên qua nước chậm hơn và nhanh chóng bị hấp thu, vì vậy chúng không có nhiều ý nghĩa đối với cây thủy sinh ở một độ sâu nhất định. Ánh sáng năng lượng cao với các bước sóng ngắn (xanh dương và cực tím) không hề bị hấp thu một cách nhanh chóng, vì vậy cây thường nhận được nhiều ánh sáng xanh dương hơn là đỏ.

Sắc tố quang hợp, tức diệp lục tố, được đa số cây dùng để quang hợp, chủ yếu “hút” ánh sáng xanh dương và đỏ, mặc dù ánh sáng đỏ ở tầm 650-675 nm được hấp thu một cách hiệu quả nhất. Ánh sáng xanh dương được hấp thu ở mức độ tương đương với ánh sáng đỏ đơn giản bởi vì nó luôn sẵn có và dồi dào trong ánh sáng mặt trời, và đi xuyên qua nước dễ dàng hơn. Trong hồ thủy sinh, nguồn sáng nhân tạo lý tưởng nên cực đại ở vùng đỏ của quang phổ mặc dù nó có thể khiến cảnh quan trông không được như ý. Nguồn sáng nhân tạo với phổ ánh sáng đỏ và xanh dương mạnh thường dễ chịu hơn đối với mắt người mà vẫn cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây. Nên nhớ rằng nguồn sáng xanh dương mạnh cũng kích thích sự phát triển của tảo, vì vậy hãy điều chỉnh để đạt được sự cân bằng giữa nguồn sáng đỏ và xanh dương. 


Bóng đèn huỳnh quang phát sáng theo mọi hướng. Tấm phản xạ có thể hướng ánh sáng chiếu vào hồ và cải thiện cường độ chiếu sáng một cách đáng kể. Các tấm phản xạ được làm bằng nhựa dẻo tráng thủy hay nhôm bóng.


Chiếu sáng không thích hợp là một nguyên nhân khiến tảo bùng phát trong hồ thủy sinh. Việc điều chỉnh cường độ và thời lượng chiếu sáng có thể giải quyết những vấn đề thông thường do tảo gây ra.

Sự phản xạ…
Màu của lá cây cung cấp một bằng chứng quan trọng về nhu cầu chiếu sáng của chúng. Hầu hết cây cối đều có các cấp độ xanh lục khác nhau, nhưng nhiều cây cũng tạo ra lá nâu và đỏ. Bởi vì chúng ta hiểu rõ về phổ ánh sáng, chúng ta biết công suất của ánh sáng mặt trời và những bước sóng (hay màu) nào đi xuyên qua nước dễ hơn. Chúng ta cũng biết rằng màu của một vật thể được tạo ra bởi ánh sáng phản xạ từ chính nó (nghĩa là không bị hấp thu). Do đó, chúng ta có thể xác định được những bước sóng nào được cây sử dụng và mức độ hiệu quả của sự quang hợp ở chúng dựa trên màu của lá cây.

Lá cây màu xanh lục nhạt. Bởi vì màu trắng là tổng hợp của rất nhiều màu, màu sáng hơn cho thấy rằng có ít ánh sáng được hấp thu trên toàn bộ quang phổ (tức phản xạ nhiều hơn). Cây có lá màu xanh lục nhạt dường như không quang hợp một cách có hiệu quả và thiếu chất diệp lục tố. Cây màu xanh lục nhạt cần chiếu sáng mạnh để bù đắp cho việc thiếu chất diệp lục tố bên trong các tế bào.

Lá cây màu xanh lục sậm. Lá cây màu xanh lục sậm là dấu hiệu cho thấy cây hấp thu ít ánh sáng xanh lục hơn so với những vùng khác trong quang phổ. Điều này chứng tỏ cây có đủ chất diệp lục tố (bởi vì ánh sáng xanh lục bị phản xạ nhiều hơn). Việc gia tăng lượng diệp lục tố trong lá cây cho phép cây khai thác tối đa một nguồn sáng. Lá cây xanh lục sậm thích nghi với điều kiện chiếu sáng yếu và không đòi hỏi chiếu sáng mạnh. Khi cây xanh lục sậm ra lá mới, chúng thường nhạt hơn rất nhiều, bởi vì lượng diệp lục tố vẫn chưa phát triển bằng với lá cây trưởng thành. 

Lá đỏ. Vùng đỏ trong phổ ánh sáng thường là nơi mà quá trình quang hợp diễn ra mạnh nhất, mặc dù ở cây lá đỏ, ánh sáng này bị phản xạ và không được hấp thu. Sự thay đổi màu sắc dựa trên một yếu tố rằng cây sử dụng diệp hồng tố, loại sắc tố kém hiệu quả hơn so với diệp lục tố, để hấp thu năng lượng ánh sáng. Bù đắp cho việc thiếu ánh sáng đỏ, cây phải hấp thu nhiều ánh sáng xanh dương và xanh lục hơn và do đó cần được chiếu sáng mạnh hơn. Một số cây có thể thay đổi loại sắc tố sử dụng để quang hợp tùy vào điều kiện chiếu sáng. Trong trường hợp đó, cây lá đỏ sẽ chuyển thành xanh lục nếu lượng chiếu sáng không đủ, và một số lá xanh lục sẽ chuyển thành màu đỏ ở phần ngọn (tức nơi gần với nguồn sáng hơn) hay trong điều kiện lượng chiếu sáng tổng thể mạnh hơn.

Ánh sáng tự nhiên
Cây thủy sinh hiện diện trong mọi thủy vực, mà chủ yếu là các hệ thống sông ngòi. Một con sông điển hình bao gồm nhiều phần và ánh sáng mà cây nhận được tùy thuộc vào vị trí của chúng trong con sông. Gần thượng nguồn, môi trường hai bên bờ thường trống trải và ít cây cối, vì vậy ánh sáng luôn dồi dào vào mọi thời điểm trong ngày. Tình trạng cũng tương tự ở hạ lưu của con sông, nơi thường là vùng đồng bằng. Tuy nhiên, nhiều con sông miền nhiệt đới lại chảy qua những vùng cây cối rậm rạp và một phần đáng kể ánh sáng mặt trời bị cành cây và bụi rậm che khuất. Cây thủy sinh thường được phát hiện gần bờ các con sông cỡ vừa và lớn, nơi mực nước cạn hơn và cây thu được ánh sáng dễ dàng hơn.


Hồ thủy sinh kết hợp các loại cây có màu sắc tương phản trông rất hấp dẫn, mặc dù việc chiếu sáng phải điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của các loại cây khác nhau. 

Địa bàn phân bố tự nhiên của cây cũng ảnh hưởng đến lượng chiếu sáng mà chúng cần trong hồ thủy sinh. Cây mọc ở vùng trống trải cần lượng chiếu sáng mạnh và kéo dài, trong khi cây mọc ở vùng có bóng râm cần lượng chiếu sáng ít hơn. Ngoài tự nhiên, một số loài cây, chẳng hạn như rong lá trầu Echinodorus spp. có lá vươn lên khỏi mặt nước để dễ hấp thu ánh sáng và CO2. Điểm thuận lợi của việc ra lá bên trên mặt nước là có khả năng quang hợp nhanh hơn và hấp thu CO2 dễ dàng hơn. Lá bên trên mặt nước cũng cung cấp bóng mát cần thiết cho những cây thủy sinh yếu hơn.



Thời lượng chiếu sáng
Hầu hết vùng nhiệt đới có thời lượng chiếu sáng khoảng 12 giờ một ngày, với 10 giờ chiếu sáng mạnh và 10 giờ tối hoàn toàn và chu kỳ này thay đổi chút ít trong cả năm. Điều quan trọng là đảm bảo sao cho cây trong hồ nhận được lượng chiếu sáng đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là sử dụng một bộ định thời (timer) tự động bật sáng đèn trong 10-14 giờ một ngày. Với hồ lắp nhiều bóng đèn huỳnh quang, bạn có thể áp dụng hiệu ứng “tuần tự” với mỗi bóng bật (hay tắt) sau khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút. Việc này nhằm giảm sốc cho cá và cây khỏi sự thay đổi đột ngột của cường độ chiếu sáng. Điều quan trọng là cây thủy sinh cũng cần khoảng thời gian tắt đèn hoàn toàn. Trong thời gian này, cây ngừng quang hợp và bắt đầu hô hấp, vì vậy giai đoạn tắt đèn là giai đoạn “nghỉ ngơi” đối với các chức năng sinh học của cây.

Áp dụng giờ nghỉ trưa
Cây có khả năng duy trì mức độ quang hợp một cách tương đối dễ dàng, và nhanh chóng đáp ứng với mọi biến đổi về điều kiện chiếu sáng. Nói một cách khác, chúng không mất nhiều thời gian để khởi động và bắt đầu quang hợp một khi được chiếu sáng đầy đủ. Tuy nhiên, tảo không có lợi thế sinh học như cây thủy sinh và cần thời gian dài cũng như tương đối liên tục để tăng trưởng một cách hiệu quả. Tảo hoàn toàn có khả năng bị loại trừ khỏi hồ thủy sinh bằng cách khống chế cường độ và thời lượng chiếu sáng và áp dụng giờ “nghỉ trưa”. Đây là giai đoạn tắt đèn xen vào giữa chu kỳ thông thường ngày/đêm của hồ thủy sinh. Nếu hồ được chiếu sáng 5-6 giờ, sau đó nghỉ 2-3 giờ và rồi lại chiếu sáng 5-6 giờ nữa thì cây sẽ không bị ảnh hưởng gì và vẫn nhận đầy đủ ánh sáng cho cả một ngày, nhưng mức độ tăng trưởng của tảo sẽ bị suy giảm đáng kể và thậm chí bắt đầu chết dần mòn.

Giảm bớt suy hao ánh sáng
Trong hầu hết trường hợp, việc tăng cường tối đa lượng ánh sáng mà cây nhận được trong hồ là có lợi. Có hàng loạt nguyên nhân khiến ánh sáng bị suy hao một cách đáng kể khi di chuyển từ nguồn sáng đến bề mặt lá cây.

Cặn bã lơ lửng trong nước hồ có thể tiêu hao một cách đáng kể lượng ánh sáng chiếu đến cây, nhưng chúng có thể được loại bỏ dễ dàng bằng việc sử dụng bông lọc mịn gắn trong bộ lọc. Nắp kiếng và khay ngưng tụ có thể tiêu hao đến 30% cường độ sáng của một nguồn sáng nhất định. Về khía cạnh này, khay ngưng tụ bằng nhựa rất tệ hại bởi vì chúng nhanh chóng đổi màu và khó làm vệ sinh. Nếu có thể, hãy dùng nắp thủy tinh và lau chùi hàng tuần để tránh làm ánh sáng thất thoát nhiều. Ánh sáng từ đèn huỳnh quang phát ra theo mọi hướng và hầu như bị nắp hồ hấp thu hay thất thoát qua mặt kiếng. Sử dụng một tấm phản xạ đặc biệt, bạn có thể hướng ánh sáng chiếu xuống nước mà không đi ra ngoài. Tấm phản xạ có thể gia tăng mức độ hiệu quả của đèn huỳnh quang lên đến 40%.

SO SÁNH CÔNG SUẤT CHIẾU SÁNG
Công suất nguồn sáng chiếu lên một bề mặt được tính bằng đơn vị lux. Ánh sáng mặt trời đạt từ 70,000 – 80,000 lux, mặc dù phần lớn bị tiêu tán ngay tại thời điểm nó chiếu đến cây thủy sinh. Nhu cầu về lux của cây thủy sinh từ 300 đến 6,000 tùy loài. Các loài thường sống trong bóng râm như Anubias và Crytocoryne spp., đòi hỏi ít ánh sáng hơn so với những loài sống ở tầng cao hay vươn lên khỏi mặt nước và trong những vùng nước cạn, trống trải như Echinodorus tí hon và Myriophyllum. Lux được đo bằng máy đo biểu đồ lux, mặc dù việc đo lux để xác định chính xác công suất chiếu sáng trong hồ thủy sinh là không cần thiết. Tốt hơn là hãy xem xét cường độ của các nguồn chiếu sáng khác nhau.

Cường độ chiếu sáng
Cường độ của một nguồn sáng được tính bằng lumen. (Lux được tính bằng lumen trên mét vuông). Nếu cường độ chiếu sáng là tối ưu, sau khi trừ đi những suy hao, chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo rằng cây thủy sinh nhận được đầy đủ ánh sáng. Với hướng dẫn sơ lược, trong một hồ tiêu chuẩn hình chữ nhật, cây thủy sinh cần khoảng 30-50 lumen trên mỗi lít nước.

Hiệu quả chiếu sáng
Mức độ hiệu quả của một nguồn sáng được tính bằng tổng số lumen được tạo ra trên mỗi watt. Nguồn sáng nhân tạo tiêu thụ điện năng (watt) và chuyển đổi thành ánh sáng và nhiệt. Bóng đèn huỳnh quang không bao giờ quá nóng và thậm chí có thể chạm vào khi chúng đang bật sáng. Đấy là vì hầu hết điện năng được chuyển hóa thành ánh sáng, điều khiến cho đèn huỳnh quang hoạt động rất hiệu quả. Mặt khác, một bóng đèn dây tóc 60 watt sẽ nóng hơn và phát ra ít ánh sáng hơn một bóng đèn huỳnh quang 60 watt (hay hai bóng 30 watt). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng nguồn chiếu sáng hiệu quả nhất luôn luôn là nguồn sáng tốt nhất. Với những hồ lớn và sâu, cần lắp đặt nhiều đèn huỳnh quang để cung cấp đầy đủ ánh sáng (lumen). Mỗi đèn huỳnh quang lại cần con chuột và không gian bên trên hồ. Từ lâu, giá cả và việc sử dụng nhiều đèn huỳnh quang đã trở nên không phù hợp và bạn nên cân nhắc đến việc sử dụng những nguồn chiếu sáng khác.

Mặc dù hiệu quả chiếu sáng kém hơn đèn huỳnh quang vì tỏa ra nhiều nhiệt và độ phát sáng trên mỗi watt ít hơn, đèn khí thủy ngân hay halogen là lựa chọn thích hợp. Công suất watt cực lớn của chúng đảm bảo cường độ và công suất chiếu sáng cao hơn. Ban đầu, những loại đèn này có vẻ đắt tiền nhưng nếu so sánh ở cường độ chiếu sáng tương đương với đèn huỳnh quang, thì chúng thực sự rẻ hơn.


Định nghĩa
Lumen: đơn vị cường độ sáng, khởi thủy là ánh sáng phát ra từ một ngọn nến.
Lux: đơn vị công suất chiếu sáng, tính bằng lumen trên một mét vuông.
Watt: đơn vị công suất điện.



Những loại cây thích nghi cao độ với các điều kiện chiếu sáng khác nhau sẽ không bao giờ sống chung một nơi ngoài môi trường tự nhiên. Loài bông súng nhiệt đới này cần nhiều ánh sáng trong khi những cây mọc bên dưới chỉ cần ánh sáng ở mức trung bình. 

Lựa chọn nguồn chiếu sáng
Những kết luận mà chúng ta rút ra qua việc quan sát các loại nguồn chiếu sáng đó là nguồn chiếu sáng tốt nhất tùy thuộc vào chức năng mà chúng phải thực hiện. Bóng đèn dây tóc hiệu quả thấp và tạo ra nhiều nhiệt nhưng rẻ tiền và rất phù hợp để sử dụng trong gia đình. Đèn huỳnh quang rất hiệu quả và tương đối rẻ nếu sử dụng số lượng ít, và lý tưởng đối với hồ thủy sinh cỡ nhỏ. Tuy kém hiệu quả hơn, nhưng loại đèn cường độ/công suất lớn thích hợp nhất đối với hồ thủy sinh cỡ lớn. Nên nhớ rằng, chiếu sáng nhiều luôn tốt hơn chiếu sáng ít mặc dù chiếu sáng quá nhiều có thể gây hại. Khi lựa chọn nguồn chiếu sáng phù hợp với một hệ thống nhất định, có bốn yếu tố chính cần phải cân nhắc:

1. Mức độ hiệu quả (cường độ chiếu sáng trên công suất điện tiêu thụ)
2. Cường độ/công suất chiếu sáng
3. Giá cả
4. Phổ ánh sáng



Đèn huỳnh quang
Đèn huỳnh quang phát ra ánh sáng bằng cách phóng điện qua chất khí được nạp trong bóng đèn. Ánh sáng phát ra bởi chất khí đa phần nằm trong phổ bất khả kiến, nhưng lớp phủ huỳnh quang ở bên trong bóng đèn chuyển đổi chúng thành ánh sáng khả kiến. Bằng cách thay đổi lớp phủ hóa học bên trong bóng đèn, phổ của ánh sáng phát ra được thay đổi, vì vậy bóng đèn huỳnh quang có thể được thiết kế để sử dụng cho những mục đích đặc biệt và để phát ra những màu đặc biệt. Loại đèn huỳnh quang dùng cho hồ thủy sinh thường có màu đỏ-vàng hay đỏ-tím-xanh dương, mặc dù thích hợp cho hồ thủy sinh nhưng lại khiến hồ trông hơi chói. Để cải thiện điều này, có thể bổ sung loại bóng đèn toàn phổ để đem lại sự cân bằng màu sắc.

Phương pháp chiếu sáng phổ biến nhất cho hồ thủy sinh là sử dụng đèn huỳnh quang, chủ yếu bởi vì chúng rất hiệu quả, ít tốn điện và tương đối rẻ nếu dùng với số lượng ít. Hầu hết đèn huỳnh quang đều có tuổi thọ khoảng 2 năm trước khi chúng bắt đầu nhấp nháy và nhanh chóng bị hỏng. Tuy nhiên, cường độ sáng suy giảm một cách đáng kể ngay sau năm đầu tiên, vì vậy bóng đèn trở nên kém hiệu quả đối với cây thủy sinh nếu không thay hằng năm. Đèn huỳnh quang là giải pháp chiếu sáng tốt nhất đối với những hồ nhỏ và cạn, nhưng với những hồ thủy sinh rộng và sâu cần công suất chiếu sáng mạnh, có những giải pháp thay thế khác.

Mặc dù ánh sáng được đo bằng lumen và lux, đèn huỳnh quang có cường độ và công suất chiếu sáng khác nhau phụ thuộc vào lớp phủ hóa học bên trong bóng đèn nhưng hiếm khi chúng được ghi chú về lumen hay lux. Đèn huỳnh quang thường được ghi chú công suất tiêu thụ điện (watt) thay vì cường độ sáng. Trong hồ thủy sinh sâu 38 cm (15 in) hay ít hơn, tỷ lệ chiếu sáng là 1.5-2 watt trên mỗi 4 lít nước (~ 1 gallon).

Đèn halogen
Đèn halogen cung cấp công suất, cường độ sáng cao nhờ dây tóc hợp kim tungsten. Đây là loại đèn lý tưởng đối với những hồ thủy sinh sâu trên 60 cm (24 in) hay hơn. Cần treo đèn cao tối thiểu 30 cm (12 in) so với mặt hồ để đảm bảo sự thoáng khí, mỗi bóng có thể chiếu sáng cho một diện tích khoảng 1,800 cm2 (tương đương với hồ dài 60 cm và rộng 30 cm). Đèn halogen thường có các loại công suất 150 watt hay 250 watt; đèn 150 watt cung cấp đủ ánh sáng cho hầu hết hồ thủy sinh (loại đèn 250 watt thích hợp nhất với các hồ san hô, nơi có nhu cầu ánh sáng cao). Bạn cần nhiều hơn một bóng đèn cho hồ dài hơn 107 cm (42 in). Đèn halogen là loại đèn đắt tiền nhất nhưng lại có cường độ chiếu sáng tốt nhất.



Đèn khí thủy ngân
Giống như đèn halogen, đèn khí thủy ngân được treo bên trên hồ thủy sinh và cung cấp công suất chiếu sáng mạnh mà chúng có khả năng chiếu sâu hơn so với bóng đèn huỳnh quang. 

Với hồ thủy sinh có độ sâu 45-60 cm (18-24 in), đèn khí thủy ngân là giải pháp chiếu sáng hiệu quả và tiết kiệm nhất, vì chúng rẻ hơn so với đèn halogen và cường độ chiếu sáng cao hơn đèn huỳnh quang. Đèn khí thủy ngân thông thường có công suất 60 hay 125 watt với giá cả tương đối thấp. Nếu tài chính dư dả, đèn halogen là nguồn sáng chất lượng tốt nhất nhưng đèn khí thủy ngân lại là một giải pháp thay thế tuyệt vời với giá rẻ.





Những nguồn chiếu sáng khác
Tương tự như đèn huỳnh quang, halogen và khí thủy ngân, có những loại đèn khác kém phổ biến hơn. Đèn sodium và đèn đường là hai nguồn chiếu sáng tương đối tốt. Đèn sodium hiệu quả và bền mặc dù thiếu ánh sáng xanh dương và cần phải kết hợp với một nguồn sáng bổ sung. Đèn đường kết hợp giữa thủy ngân và hợp kim tungsten phát ra ánh sáng rất cân bằng với giá rẻ.

Những nguồn sáng không thích hợp là tất cả các loại đèn không cung cấp đủ ánh sáng đỏ và xanh dương hay cường độ chiếu sáng quá thấp. Một ví dụ điển hình là loại đèn tròn (tungsten) thường dùng thắp sáng trong gia đình, mặc dù phát ra nhiều ánh sáng đỏ nhưng hiệu quả rất thấp và cung cấp rất ít lượng ánh sáng hữu ích cho hồ thủy sinh.

Ánh sáng mặt trời
Thoạt nhìn, việc sử dụng ánh sáng tự nhiên cho hồ thủy sinh có vẻ là một giải pháp lý tưởng; nó sáng hơn đèn huỳnh quang rất nhiều, có phổ ánh sáng phù hợp và không tốn tiền. Tuy nhiên, có một số bất lợi và nói chung, bạn nên tránh chiếu sáng trực tiếp trừ phi bạn có rất nhiều kinh nghiệm và muốn thử nghiệm đôi chút. Đặt hồ ở nơi chúng có thể nhận được ánh sáng vào phần lớn thời gian trong ngày, ở mọi thời điểm trong năm, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một hồ thủy sinh phát triển tốt, mạnh khỏe, một khi những cây thủy sinh phát triển nhanh, chúng sẽ hạn chế tảo phát sinh. Tuy nhiên, sự cân bằng này rất khó đạt được, và trong hầu hết trường hợp, hồ thường nhận được quá ít hay quá nhiều ánh sáng. Hơn nữa, độ sáng trong năm có thể biến đổi thất thường ở vùng khí hậu miền bắc và miền nam hay sự bất cân bằng sẽ khiến tảo bùng phát. Ánh sáng mặt trời có điểm thuận lợi đối với hồ thủy sinh, trong khi đèn thường gây quá nhiệt, chẳng hạn vì các thực vật nổi. Trường hợp này, ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ sẽ bổ sung thêm ánh sáng cho các loài cây mọc ở tầm thấp.

THAY ĐỔI VỀ CÔNG SUẤT
Cây thích nghi với một nguồn chiếu sáng tương đối nhanh chóng, nhưng sự thay đổi đột ngột và kéo dài về công suất chiếu sáng có thể gây hại hay thậm chí làm chúng chết. Các loại đèn có công suất chiếu sáng mạnh như đèn halogen hay đèn khí thủy ngân có thể phát ra quá nhiều ánh sáng đối với cây. Nếu nguồn sáng quá mạnh, cây có thể tạo ra các sắc tố bảo vệ để làm giảm tác động có hại. Tuy nhiên, nếu loại cây nhạy cảm (như các loài thực vật nổi) được chuyển từ hồ có một bóng đèn huỳnh quang sang hồ có đèn công suất cao, cây có thể không đủ thời gian để tạo ra các sắc tố bảo vệ và lãnh đủ, thường chúng chết rất nhanh.


Mức độ chiếu sáng đối với cây thủy sinh

SÁNG ĐẾN RẤT SÁNG
Những loài cây thủy sinh này cần công suất chiếu sáng mạnh trong gần cả ngày. Đèn huỳnh quang hầu như không thể cung cấp đủ ánh sáng để giúp cây phát triển tốt. Hãy sử dụng loại đèn halogen hay khí thủy ngân.



Alternanthera reineckii
Ammannia gracilis
Bacopa monnieri
Blyxa echinosperma
Blyxa japonica
Cabomba aquatica
Cabomba piauhyensis
Crytocoryne parva
Didiplis diandra
Echinodorus macrophyllus
Eichhornia azurea
Eichhornia crassipes
Eleocharis parvula
Eusteralis stellata
Fontinalis antipyretica
Glossostigma elatinoides
Heteranthera zosterifolia
Hydrocotyle sibthorpioides
Hydrocotyle verticillata
Hygrophila corymbosa
 ‘Crispa’

Hygrophila corymbosa ‘Strigosa’
Hygrophila difformis
Hygrophila guianensis
Hygrophila stricta
Lilaeopsis novae-zelandiae
Limnophila aquatica
Limnophila indica
Limnophila sessiliflora
Ludwigia brevipes
Ludwigia glandulosa
Ludwigia palustris
 (mọi biến thể)

Lysimachia nummularia
Micranthemum umbrosum
Myriophyllum aquaticum
Myriophyllum hippuroides
Myriophyllum scabratum
Myriophyllum tuberculatum
Nesaea crassicaulis
Nymphaea lotus
 var. rubra (bông súng biến thể sọc đỏ)

Nymphaea stellata
Nymphoides aquatica
Potamogeton crispus
Potamogeton gayii
Rotala macrandra
Rotala wallichii
Shinnersia rivularis
Trapa natans


SÁNG
Đèn halogen hay khí thủy ngân vẫn là lựa chọn lý tưởng cho những loài này, dẫu vậy với hồ sâu không quá 48 cm (18 in), bạn có thể dùng 2 hay 3 bóng đèn huỳnh quang (kết hợp với tấm phản xạ). Nếu cây được trồng với mật độ dày đặc, hãy sử dụng đèn halogen hay khí thủy ngân; còn nếu hồ có nhiều khoảng trống thì sử dụng đèn huỳnh quang cũng được.

Alternanthera reineckii
Anubias gracilis
Aponogeton boivinianus
Aponogeton crispus
Aponogeton ulvaceus
Aponogeton undulatus
Bacopa caroliniana
Bacopa monnieri
Bacopa rotundifolia
Barclaya longifolia
Bolbitis heudelotii
Cabomba caroliniana
Cardamine lyrata
Ceratophyllum submersum
Ceratopteris cornuta
Crassula helmsii
Crinum natans
Crinum thaianum
Crytocoryne albida
Crytocoryne balansae
Crytocoryne beckettii
Crytocoryne ciliata
Crytocoryne moehlmannii
Crytocoryne siamensis
Crytocoryne undulata
Crytocoryne wendtii
Crytocoryne willisii
Echinodorus amazonicus
Echinodorus bleheri
Echinodorus bolivianus
Echinodorus grandiflorus
Echinodorus horemanii
Echinodorus major
Echinodorus opacus
Echinodorus osiris
Echinodorus parviflorus
Echinodorus quadricostatus
 var. xinguensis

Echinodorus tenellus
Echinodorus uruguayensis
Eichhornia crassipes
Eleocharis acicualris
Eleocharis vivipara
Elodea canadensis
Gymnocoronis spilanthoides
Hemianthus callitrichoides
Hemianthus micranthemoides
Hydrocotyle leucocephala
Hygrophila corymbosa
Hygrophila corymbosa
 ‘Glabra’

Hygrophila corymbosa ‘Gracilis’
Hygrophila polysperma
Lagarosiphon major
Lemna trisulca
Limnobium laevigatum
Lobelia cardinalis
Ludwigia helminthorrhiza
Ludwigia repens
Marsilea hirsuta
Najas indica
Nuphar japonica
Nymphaea lotus
Pistia stratiotes
Potamogeton mascarensis
Riccia fluitans
Rotala rotundifolia
Sagittaria platyphylla
Sagittaria pusilla
Sagittaria subulata
Salvinia auriculata
Salvinia minima
Salvinia natans
Salvinia oblongifolia
Samolus valerandi
Saururus cernuus
Vallisneria americana
Vallisneria asiatica
 var. biwaensis

Vallisneria gigantea
Vallisneria tortifolia




TRUNG BÌNH
Những loài cây này tương đối mạnh mẽ và có thể được chiếu sáng bằng 2 hay 3 bóng đèn huỳnh quang. Mặc dù một số loài có thể sống và phát triển chỉ với 1 hay 2 bóng đèn huỳnh quang (kèm tấm phản xạ), nhưng chúng không tăng trưởng ở mức độ tối ưu và không hoàn toàn mạnh khỏe. Hầu hết các loài thuộc nhóm này sẽ sinh trưởng tốt hơn nếu được chiếu sáng mạnh tuy chúng không đòi hỏi điều này.



Anubias angustifolia ‘Afzelli’
Anubias gracilis
Azolla caroliniana
Azolla filiculoides
Ceratophyllum demersum
Crinum thaianum
Crytocoryne balansae
Crytocoryne cordata
Crytocoryne pontederiifolia
Echinodorus cordifolius
Echinodorus macrophyllus
Egria densa
Vallisneria spiralis


ÍT HAY BÓNG RÂM
Các loài thuộc nhóm này lý tưởng đối với hồ thủy sinh chỉ có một hay hai bóng đèn huỳnh quang. Một số đáp ứng với tầm chiếu sáng rộng, trong khi số khác lại phù hợp với bóng râm hay cách xa nguồn chiếu sáng mạnh.

Anubias barteri var. barteri
Anubias barteri var. nana
Anubias congensis
Anubias lanceolata
Aponogeton elongatus
Aponogeton madagascariensis
Crytocoryne affinis
Crytocoryne lutea
Crytocoryne walkeri
Lemna minor
Microsorium pteropus
Spathiphyllum wallisii
Vesicularia dubyana




Tóm Lại: Để có nguồn năng lượng thích hợp cho cây thủy sinh phát triển nhất thiết ta phải có nguồn chiếu sáng hợp lý. Tùy từng loại cây mà ánh sáng mạnh, vừa, hay yếu khác nhau. Trên thị trường VN đa số người việt lựa chọn loại bóng T8, ánh sáng mặt trời. Vì giá thành bình dân và dễ chơi và thay thế. Chỉ với vài chục ngàn 1 bóng là ta có thể lắp đặt và chơi thủy sinh thoải mái.